Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Sỏi đá trong thiết kế sân vườn

Đá, sỏi tựu trung hơi thở của thiên nhiên, tuy thô ráp nhưng lại làm nổi bật những khoảng lặng của không gian, mang cốt cách và linh khí thời đại.

Ngày nay, người chơi đá ngày càng nhiều và dường như đá chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo thành những con đường gắn kết những cung bậc cảm xúc giữa con người với thiên nhiên.

Mỗi một loại đá, sỏi đều có những hình thù và màu sắc riêng đặc trưng. Con người đang dần tiếp cận đến tiếng nói riêng của đá thông qua cách bài trí hết sức cầu kỳ, tinh tế, tạo nên một nghệ thuật về chơi đá và thưởng thức đá. Đến với những con đường đá là đến với khoảng không gian hoài cổ, mà ở đó những suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai hoà quyện vào nhau trong một cảm giác rất đỗi yên bình, tĩnh lặng. Những viên đá tuy nằm yên nhưng hồn đá vẫn chậm chạp di chuyển theo năm, tháng, thời gian.

Đường đá thường được bố trí, kết hợp với cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh để làm mềm cảnh quan với nhiều dạng thiết kế, chủ yếu tập trung vào 2 dạng chính, đó là kiểu đường thẳng theo hàng lối và đường tự do. Với kiểu đường thẳng theo hàng lối thì các phiến đá sẽ được xẻ thẳng thành những tấm hình vuông, mặt đá được đục nhám để tránh trơn trượt, lát thẳng hàng có thể để mạch lát to để tạo không gian nhỏ cho cỏ, dương xỉ mọc xen kẽ. Kết hợp đá trắng, cạnh nhạt với màu xanh đậm của cây cỏ để làm giảm cảm giác nặng nề của đá.

Khi chọn đá cần lưu ý chọn những tảng đá có vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên; đá để trưng bày thì dùng đá cuội, đá granite, đá hộc…, đá để trồng cây thì dùng đá thấm thuỷ; đá để xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thêm nước) kết hợp với đá cuội tạo thành suối, đá khối cho bờ suối…

Để đạt hiệu quả trang trí đá, sỏi tại sân vườn cần tăng cường dùng những vật liệu cứng nhân tạo hoặc những sản phẩm điêu khắc đá, khắc gỗ, chậu cảnh, non bộ… và các cảnh quan mềm như trồng cỏ, cây bụi, bồn nước xen kẽ, hỗ trợ nhau. Nếu diện tích sân vườn rộng, bạn có thể lát rải một ít đá cuội có kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau kết hợp trồng nhiều cỏ Nhật, Hàn Quốc. Còn đối với sân vườn hẹp, bạn chỉ nên trồng toàn cỏ Hàn Quốc và lát, rải một ít sỏi nhỏ xung quanh, tạo nên hình ảnh những con đường đá rêu phong hoà lẫn nét không gian kiến trúc sân vườn hiện đại, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan những mệt nhọc của nhịp sống hối hả thường nhật.
Theo baoxaydung

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Sân vườn trên sân thượng

Nhà tôi ở một khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang hình thành. Không gian trước mặt nhà vốn thoáng đãng bởi nhìn ra cánh đồng nơi mà theo quy hoạch sẽ là khu đô thị rộng tới hơn 207 ha. (Thanhbeatles)
sanvuontrensanthuong

Hiện nay, đây thực sự là một khoảng không gian hiếm có ở chốn đô thị. Dù căn nhà của tôi vẫn là nhà bê tông, nhưng nơi đây có một khoảng sân thượng rất đẹp, được chọn làm nơi thư giãn cho gia đình.

Vào lúc ban mai trong những ngày nghỉ cuối tuần, trời mát mẻ, hay những đêm hè nóng bỏng, sân thượng của căn nhà hai góc hướng đông và nam luôn tràn đầy gió mát. Một chút tiểu cảnh làm cho sự thư giãn ở nơi đây càng thêm thú vị và dường như cái ồn ào của chốn đô thị không chen đến được chốn này.

Gia đình tôi và bạn bè luôn cảm nhận được điều thú vị đó và luôn có mặt ở cái sân thượng nhỏ này.

sanvuontrensanthuong2

sanvuontrensanthuong3

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Trang trí ban công Biệt thự

Trang trí ban công mùa hè sẽ giúp bạn tạo một không gian sống mát mẻ hơn. Đó cũng là cơ hội để thể hiện cá tính sáng tạo cho ngôi nhà của bạn.

trangtribancong

Bàn ăn

Một chiếc bàn ăn đặt tại ban công mùa hè là một gợi ý thú vị. cho ngôi nhà Tuỳ theo từng không gian để chọn bàn ăn cho phù hợp, nếu ban công rộng nên chọn bàn ăn hình vuông hoặc chữ nhật, nếu ban công khiêm tốn có thể chọn bàn tròn với màu sáng để tạo khoảng rộng cho không gian.

trangtribancong2
trangtribancong3
Mùa hè là lúc cần đến những hoạt động hướng ngoại của gia đình bạn. Mọi người trong nhà có thể ngồi nơi bàn ăn để hít thở không khí trong lành của bình minh, cũng có thể sum họp quây quần bên nhau cùng ăn tối. Lọ hoa tươi được đặt trên bàn ăn hoặc bày trí những giỏ hoa tươi xung quanh bàn ăn sẽ tạo cảm giác xanh mát cho ban công mùa hè.

trangtribancong4
trangtribancong5
Trồng hoa, cây cảnh

trangtribancong6
Bất cứ mùa nào cũng cần có những giỏ hoa, cây cảnh để tăng thêm sức sống và sự tươi mới cho ban công. Tuy nhiên, mỗi mùa đều nên có những loại hoa đặc trưng cho mùa đó. Với mùa hè, nên trồng những loại cây dễ sống, ưa ánh nắng như những cây hoa leo giàn, các loại cây hoa có màu sắc tươi tắn như hoa phong lan, hoa giấy, hoa xương rồng hoặc một số loại cây như trúc nhật, dương xỉ… cũng sẽ làm rạng rỡ ban công nhà bạn.

trangtribancong7
trangtribancong8

Thảm cỏ với lối đi từ sỏi

trangtribancong9

Hiện nay, rất nhiều gia đình muốn dành thời gian cho việc chăm chút ban công trong ngôi biệt thự của mình. Do sống giữa sự ồn ào, sôi động của phố phường nên họ muốn tạo không gian bình yên, nhẹ nhàng cho ngôi nhà của mình. Không chỉ trồng hoa, nhiều người đã dành thời gian trồng cỏ, tạo hàng rào có lối đi bằng sỏi và trồng những loại cây thôn dã như tre, trúc, cây chuối cảnh….

trangtribancong10

Xích đu

Ban công nhà bạn sẽ trở nên lãng mạn hơn khi có một chiếc đu quay gỗ xinh xắn. Lựa chọn đu quay rất phù hợp với những gia đình vợ chồng trẻ. Bạn có thể ngồi thư giãn, ngắm cảnh hoặc đọc sách tại không gian đẹp và êm dịu vào buổi bình minh hoặc khi hoàng hôn buông xuống.

trangtribancong11

Những thay đổi nhỏ đó có thể giúp bạn tận hưởng được không khí mới mẻ và thú vị của mùa hè.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Duyên dáng… “vườn treo”

Một khoảng không gian xanh mướt cây và lá là điều nhiều người mong muốn tuy nhiên nếu đó lại là một khoảng xanh được “treo” ở một góc phòng ngủ, phòng khách hay ở phòng ăn thì lại là điều vô cùng tuyệt vời.

vuon_treo

Các “vườn treo” thường được thiết kế rất công phu, đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong căn hộ, biệt thự, khu chung cư và thường được sử dụng các công nghệ cao như hệ thống tưới, phun nước tự động, đèn chiếu sáng nhân tạo nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của cây lá. Không những thế sự “góp mặt” của những “mảnh” vườn này đã tạo nên những điểm nhấn hết sức độc đáo và làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà hoặc căn hộ.

Tuy chi phí của các khu vườn này thường rất cao nhưng trong một số trường hợp bạn có thể tự thiết kế cho mình một khoảng không xanh như vậy song để làm được điều này bạn cũng cần bổ sung cho mình lượng kiến thức về việc trồng, chăm sóc và bảo quản cây.

Hãy cùng chúng tôi dạo qua các khu vườn treo qua chùm ảnh sau:

vuon_treo
Một góc xanh trong biệt thự

vuon_treo02

Điểm nhấn xanh cho một bức tường

vuon_treo03
vuon_treo04

Trang trí cho một góc hồ bơi ngoài trời

vuon_treo05
… một góc tiểu cảnh trong nhà
vuon_treo06

trong khu vực phòng khách

vuon_treo07

ở một góc phòng làm việc
vuon_treo08
vuon_treo09

vuon_treo10

vuon_treo11

vuon_treo12

ở mọi góc trong căn hộ

vuon_treo13

vuon_treo14
sảnh đợi

vuon_treo15
điểm nhấn trang trí lạ mắt

vuon_treo16

một góc khác ở phòng khách

vuon_treo17

điểm nhấn ở một góc phòng ăn

vuon_treo18

vuon_treo19

ở khu vực giếng trời
vuon_treo20

Theo BigBigLands

Kiến trúc nhà ở của người Việt

Ngày xưa, phần lớn dân chúng đều ở nhà tre lợp tranh. Nhà thường được làm ba gian hai chái, mỗi gian rộng chừng năm thước ta, bề sâu từ đằng trước đến đằng sau là tám – chín thước, cao mười thước, kể từ nóc xuống. Cột, kèo, xà, đòn tay, rui, mè toàn bằng tre hoặc bương, đục lỗ, luồn giằng nhau vững chắc với những con xỏ cài giữ và buộc bằng mây. Hai đầu nhà và suốt mặt phía sau được bít kín bằng vách trát bùn nhào trộn với rơm. Phía trước thường để trống, chỉ khép lại khi cần bằng những tấm phên nứa đan; khi mở nhấc đặt sang một bên hoặc chống lên đằng trước. Nhà lợp bằng rạ phơi khô, trải lợp có nẹp buộc, gọi là lợp bộ, hoặc đánh thành tranh (gianh) lợp được bền lâu.
Người khá giả đôi chút thì làm nhà bằng gỗ nhỏ bào trơn đóng bén, hai mái bằng đòn tay bương, lợp rạ, hay cỏ tranh, lá gồi. Thường chủ nhà không đủ sức làm ba chuồng cửa ngay khi làm nhà, mà phải để lại làm sau, vì mười hai cánh cửa gỗ ván với ngạch ngưỡng, cũng phải tốn một món tiền không nhỏ.
Người giàu có làm nhà bằng gỗ quý, lợp ngói. Làm nhà kiểu đại khoa năm gian, toàn bằng gỗ đục chạm, sáu hàng cột ba mươi sáu chiếc, mười bốn hàng xà bảy mươi chiếc, chưa kể long cốt, rường, bẩy, kẻ… Nhà làm rộng lắm cũng không bao giờ quá tám mét, và cao tới sáu mét, kể từ nóc xuống, vì làm không quá cao là để tránh gió bão. Năm gian sáu vì kẻ chuyền hoặc chồng rường, tiền bẩy hậu kẻ; thay vì kẻ chuyền, có nhà làm mê đục chạm công phu. Dưới chân ba mươi sáu cột là ba mươi sáu viên đá tảng, nền vuông mặt tròn nổi có chỉ viền chung quanh. Việc đặt những viên đá tảng này cũng là việc quan trọng, phải chọn ngày tốt và làm lễ cúng Thổ thần, gọi là lễ In tảng.
Nhà to đến mấy thì mỗi gian cũng không bao giờ làm rộng quá cỡ, tính theo thước Lỗ Ban, tức là không quá bảy thước ta, thành ra nhà năm gian rộng lớn, chiều dọc cũng không quá bốn mét. Lại phải chia khoảng mỗi gian hơn kém, không đều nhau để tránh gặp những cung xấu, tính theo tuổi của chủ nhân đối chiếu với hướng nhà.
Đằng sau nhà là tường xây kín, gọi là bức hạ; phía trước là cửa ra vào, hai bên chỉ có cửa nhỏ thông sang gian buồng. Cửa đằng trước, mỗi gian có bốn cánh; nhà gỗ nhỏ thì làm bạo với cánh cửa bức bàn, nhà to thì bao giờ cũng đóng đố và làm cửa ô con tiện. Nhà ngoài ngăn cách với buồng bằng bức bàn gỗ, có khung bạo với ô đố xoi chỉ.
Kiến trúc ta không dùng đinh sắt mà đầu xà đều làm mộng thắt ăn ngàm vào cột, giằng nhau chống đỡ rất vững chắc. Phần nhiều gỗ làm nhà không được thẳng lắm, nhưng qua bàn tay khéo léo của người thợ mộc, khi cất nhà lên, các cột và xà lần lượt lắp vào mộng, dùng vồ sàm đóng khít chặt. Những khúc gỗ cắt ngắn dựng trụ chồng rường, nét chạm cong queo không có góc vuông đường thẳng, vậy mà khi lắp lên vẫn thẳng mực làm theo đường phát mái.
Khi thợ mộc đã chuẩn bị xong mọi chi tiết thì mới cất nhà. Trước hết, dựng hai cột cái giữa nhà, lắp xà lên, rồi đến các cột theo nhau với những xà ngang, xà dọc; lắp xong hết rường, bẩy, kẻ, thì đến việc quan trọng nhất là cất nóc. Cất nhà phải chọn giờ tốt đã đành, mà cất nóc còn phải chọn giờ tốt trong ngày ấy.
Hết việc thợ mộc mới đến việc thợ nề lợp mái, xây tường, đắp bờ bảng, bó nền, lát nhà. Hai đầu hồi và cả phía sau nhà là tường xây bít kín, hoặc để cửa sổ cho thoáng. Tường gạch hay đá xây bằng hồ vôi trộn cát. Nền nhà thường cao hơn sân vài bậc, khoảng 40cm.
Ngày xưa, nếu thường dân làm nhà rộng quá thể thức thông thường, với nền cao ba bậc (tam cấp), cũng như chạm trổ, đắp vẽ lộng lẫy là phạm tội lộng hành; dân cũng không được làm nhà kiểu chữ “công” hoặc chữ “môn”. Quy mô nhà tùy thuộc chức vị, phẩm hàm trong xã hội. Luật Gia Long quy định: Quan nhất nhị phẩm làm nhà 7 gian, tam đến ngũ phẩm làm nhà 5 gian. Dân thường không được làm nhà quá 3 gian và không được trang trí, không được sử dụng các gỗ tốt, quý làm nhà. Vì vậy, nhà giàu có phải xây nhà thờ gia tiên, nhà khách riêng biệt.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Sáng tạo với vườn nhà

Hãy tham khảo những ý tưởng sáng tạo để một sân nhà nhỏ cũng có thể trở thành một khu vườn xanh tươi, một nơi chốn thư giãn bình yên sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

1. Tận dụng diện tích

sangtaovuonnha

Không gian sống nhà bạn khá chật hẹp, nhưng với một chút khéo léo và sáng tạo bạn hoàn toàn có thể tận dụng diện tích để là “chủ nhân” của một khu vườn nho nhỏ.

Trong ví dụ này, bạn có thể thấy không cần thiết phải có một khoảnh đất rộng với sự góp mặt của nhiều loại cây, việc tận dụng lối vào nhà để trồng cây cũng làm tăng thêm giá trị cho không gian sống.

Những góc không gian xanh, theo đó được tạo lập hai bên lối đi, và do hạn chế chiều ngang nên cây cối được phát triển theo chiều dọc với các loại cây hoặc dây leo xanh bám theo hàng rào, tường nhà…

2. Mảnh vườn thơ mộng

Nếu bạn là người lãng mạn, ưa thích vẻ đẹp thơ mộng thì hãy tham khảo mẫu thiết kế khu vườn này.

sangtaovuonnha2

Cây cối trong vườn được lựa chọn với các loại cây có vẻ đẹp mềm mại, rủ bóng. Hai chiếc bể nước nhỏ tạo phong thủy hài hòa cho khu vườn.

Bạn có thể thiết kế thêm một bộ bàn ghế nhỏ gọn đặt trong vườn để có thể thưởng ngoạn thiên nhiên.

3. Không gian riêng cho bạn


Bạn có thể biến khu vườn nhà thành một không gian thư giãn riêng dành cho mình, tại đây bạn có thể dùng bữa sáng, tổ chức các buổi tiệc tối, nghe những điệu nhạc du dương, lãng mạn.

sangtaovuonnha3

Ngoài cây xanh, bể nước, có thể thiết kế riêng một không gian dành cho một chiếc ghế thư giãn cùng một chiếc bàn nhỏ để uống trà, ăn sáng, dùng bữa…

4. Độc đáo, mới lạ

Đừng nghĩ rằng không gian vườn nhà chỉ có nước, cây xanh. Ngược lại bạn có thể thiết kế cả một chiếc lò sưởi nhỏ để phục vụ chính mình và các thành viên trong gia đình, những vị khách trong những ngày lạnh.

sangtaovuonnha4

5. Xác định ý tưởng

Để thiết kế được một khu vườn đẹp, ưng ý, bạn cần xác định rõ ràng ý tưởng của mình trước khi thực hiện ứng dụng vào thực tế.

sangtaovuonnha5

Ví dụ, muốn có một khu vườn có điểm nhấn là những bể nước lớn, điểm xuyết cây xanh xung quanh có thể tham khảo mẫu thiết kế sân vườn này.
Một khu vườn phong cảnh hữu tình, mang đậm nét cá tính, sở thích của chủ nhân.
6. Kết hợp vườn nhà
Có thể tận dụng khoảnh đất nhỏ ngay trong nhà, thậm chí tạo thêm sắc xanh bằng cách tăng cường các loại chậu treo. Vài chậu dây leo treo trong nhà sẽ không chiếm diện tích đất nhưng vẫn đem lại bóng mát và màu sắc thiên nhiên cho các không gian sống.
sangtaovuonnha6

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Ấm cúng và thân mật với những chiếc sân nhỏ

Thêm khoảng sân nhỏ trong nhà bạn chính là thêm một không gian giải trí và tiếp khách đầy ấm cúng và thân mật. Những kiểu thiết kế và trang trí dưới đây có thể mang đến cảm hứng tạo nên khoảng sân riêng đầy cá tính cho ngôi nhà của bạn.

1. Bữa tối cho 2 người

sannho
Khoảng sân nhỏ ngoài trời sẽ trở thành một không gian tuyệt vời cho việc giải trí hoặc cho một bữa tối mùa hè mát mẻ. Có thể tạo khoảng xanh bằng cách trồng cây cỏ xung quanh tường giúp bữa tối của bạn trở nên lãng mạn hơn.

2. Góc thư giãn riêng tư


sannho2

Chiếc sân nhỏ sau nhà được thiết kế vuông vắn, thêm những yếu tố xung quanh như cây cỏ, màu sắc, bể nước và những chiếc bàn ghế giản dị… mang đến cho khoảng sân nhỏ nhà bạn cảm giác riêng tư, kín đáo.

3. Không gian lãng mạn

sannho3
Ánh đèn lung linh và bộ bàn ghế bằng sắt uốn nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp mềm mại cho không gian nghỉ ngơi và sum họp cho các thành viên trong gia đình. Cách thiết kế khéo léo này đã tạo nên cho khoảng sân sau nhà bạn trở nên đầm ấm và vui vẻ hơn trong những bữa tối cuối tuần.

4. Gần hơn với thiên nhiên

sannho4
Khoảng sân sau nhà được bạn chăm sóc và nuôi dưỡng các loại cây cảnh. Trang trí cho chiếc sân nhỏ nhà bạn một chiếc đèn nhỏ để khu vườn trở nên lung linh hơn khi màn đêm buông xuống. Bộ bàn ghế nhỏ xinh đặt trên nền gạch đỏ cùng cách bày trí sáng tạo làm cho khoảng sân nhỏ trở nên thoải mái và dễ chịu hơn khi bạn ngồi hóng gió cùng bạn bè vào buổi tối.

5. Nơi lý tưởng cho việc đọc sách, báo

sannho5
Với khoảng trống nhỏ ngoài hiên nhà, bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình một không gian riêng tư để đọc sách, thư giãn hay hít thở không khí trong lành mỗi sáng thức dậy. Chỉ một chút sáng tạo nho nhỏ như trang trí những cây hoa nhỏ xinh, tốt tươi sẽ tạo nên sức sống, sự lãng mạn và không khí êm dịu cho khoảng sân nhỏ.

6. Nơi nhâm nhi cà phê mỗi sáng

sannho6
Khoảng sân nhỏ được tạo bởi góc sân sau vườn là không gian lý tưởng cho việc nghỉ ngơi và thư giãn. Một chiếc ghế dài giản dị là chỗ tuyệt vời để bạn có thể nhâm nhi cà phê và nghe nhạc vào mỗi sáng cuối tuần.

sannho7
Khoảng sân um tùm cây cỏ này cũng là không gian hoàn hảo cho việc tiếp đón những người khách thân mật của gia đình. Cây cối quanh sân che bớt đi ánh nắng chói chang của mặt trời làm cho các cuộc trò chuyện trở nên dễ chịu hơn.

7. Sự chào đón đầy thú vị…
 
Mảng xanh hài hoà của không gian nghỉ ngơi ngoài vườn được tạo bằng việc thiết kế chiếc cổng chào xinh xắn bằng những cành cây leo xanh um tươi tốt. Một lối đi nhỏ vào vườn được thiết kế với các kiểu dáng ghế đơn giản tạo nên không gian vui vẻ, thân thiện trước khi bước vào khu vườn.