I - ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC
Tên khoa học: Phachia aquatia
Tên thường goi: Kim ngân, Thắt bím hoặc Kim tiền ( Money tree)
Xuất xứ: Mexico, Brazill, Nam mỹ và Trung mỹ
1. ĐẶC ĐIỂM:
Thân:
Là loại cây thân gỗ, lớn, có chiều cao trên 6m , thân dẻo, bền và chắc,
khi còn nhỏ có thể đan vào nhau, bện lại từ 3 đến 5 thân hoặc nhiều hơn
tạo cho thân cây giống như bím tóc nên được gọi là cây “Thắt bím”.
Lá: lá kép chân vịt 7-9 lá phụ, màu xanh bóng nhạt, mặt dưới có lông hung.
Hoa:
Hoa Kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu nâu
nhạt, hoa nở về ban đêm có mùi thơm. Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục
có năm cánh màu vàng xanh dài từ 5cm đến 15cm.
Quả:
Quả Kim ngân có hình trứng đường kính từ 4cm đến 15cm, khi chín có màu
nâu nhạt giống quả sấu. Quả khô nứt rụng ra các hạt nhỏ từ 10 đến 30
hạt. Mỗi quả có các múi hạt, trong múi hạt chứa hạt của cây.
2. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC:
a) Đặc điểm chung
Kim ngân
là loại cây thích nghi được với nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau
như khí hậu nóng lạnh, kể cả khí hậu nhiệt đới hay ôn đới. Cây có thể
trồng trong chậu hoặc dưới đất, tùy theo nhu cầu của mỗi người và yêu
cầu về kinh tế cảnh quan khác nhau. Có thể để cây trong nhà hoặc ngoài
trời.
Cây sống
được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C
đến 26°C . Như vậy đối với cây được trồng trong nhà vẫn sinh trưởng tốt
hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên
để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Đối với
loại Kim ngân có thể sinh trưởng tốt trong nhà và ngoài trời, nếu cây
đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được
với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu
nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như
vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.
Cây Kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao, do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác.
Những
cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại
thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần..
Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn bộ đất trong chậu.
Kim ngân
rất cần nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là các cây trong chậu. Khi cây chưa
có hoa và quả thì chúng ta dùng NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây: Cho 100g
phân hòa vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Chu kỳ 20
ngày/lần. Cây có hoa và quả thì bón phân Kali cho cây, 100g Kali cho vào
10 lít nước tưới cho cây.
Ngoài
việc bón thúc thì bón lót cho cây cũng cần thiết. Khi chúng ta cho cây
vào chậu cần bón lót Lân cho cây, qua đó dùng hỗn hợp hữu cơ Tro trấu +
Trấu sóng + Xơ dừa với tỷ lệ 60% + 15% + 25% và 100g đến 200g phân Lân
trộn vào nhau để cây có nguồn phân dự trữ.
Sau khi
tưới phân cần tưới lại nước để phân ngấm xuống chậu, tránh trường hợp
phân nằm trên đất sẽ xảy ra quá trình bốc hơi làm ảnh hưởng thân và lá
cây.
II - CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP
Khi Kim
ngân để trong nhà, lá bị mỏng dần ra, lượng diệp lục tại bề mặt lá hình
thành kém, do vậy lá không hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Mặt
khác khi đưa cây ra ngoài nhà, cây bắt dầu hồi phục, tuy nhiên do lá bị
tổn thương nên cây không thể hấp thụ dinh dưỡng và thực hiện quá trình
trao đổi chất từ lá như bình thường được. Trong lúc đó, quá trình lấy
chất dinh dưỡng từ rễ vẫn xẫy ra. Mặt khác, lượng nước tưới không phù
hợp cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng thối thân thối rễ.
Để phòng
ngừa bệnh này, người ta cho cây từ trong nhà ra để nơi thoáng, mát có
bóng che. Cứ mỗi tuần cho cây ra tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ đến 2 giờ,
thời điểm tốt nhất là vào lúc 7 giờ tới 9 giờ sáng, mỗi tuần một lần để
lá cây hồi phục diệp lục. Bên cạnh đó phải có chế độ tưới nước phù hợp,
không nên tưới nước quá nhiều, Mỗi tuần chỉ tưới nước một lần đảm bảo
độ ẩm cho cây.
Khi cây
đã bị thối phải loại bỏ phần bị thối ra, tránh trường hợp lây lan, nếu
cây bị thối gốc thì phải tiến hành loại bỏ gốc ra khỏi chậu và thay lại
đất cho cây. Nếu cây bị thối phần thân cây thì cắt bỏ phần bị thối sau
đó dùng Vaselin kết hợp với Ridomil bôi lên vết cắt để cho cây nhanh
liền da và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Bên cạnh
đó, cây để trong nhà lâu ngày cũng thường bị Rệp sáp và Rầy nâu tấn
công. Khi phát hiện loại này ta đưa cây ra chỗ râm mát để xịt thuốc.
Dùng thuốc Diazan, Krate để xịt cho cây. Sau khi xịt thuốc, ta để cây
bên ngoài từ 5 đến 7 ngày thì cho cây vào lại trong nhà.
Trên đây
là đặc điểm và cách chăm sóc cây Kim ngân nội thất hy vọng bạn đọc có
thể áp dụng cho cây đẹp hơn với nhu cầu của mình.