Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Kỹ thuật chăm sóc cây Kim Ngân - Kim Tiền

I - ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC

Tên khoa học: Phachia aquatia

Tên thường goi: Kim ngân, Thắt bím hoặc Kim tiền ( Money tree)

Xuất xứ: Mexico, Brazill, Nam mỹ và Trung mỹ


1. ĐẶC ĐIỂM:

Thân: Là loại cây thân gỗ, lớn, có chiều cao trên 6m , thân dẻo, bền và chắc, khi còn nhỏ có thể đan vào nhau, bện lại từ 3 đến 5 thân hoặc nhiều hơn tạo cho thân cây giống như bím tóc nên được gọi là cây “Thắt bím”.

Lá: lá kép chân vịt 7-9 lá phụ, màu xanh bóng nhạt, mặt dưới có lông hung.

Hoa: Hoa Kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu nâu nhạt, hoa nở về ban đêm có mùi thơm. Đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục có năm cánh màu vàng xanh dài từ 5cm đến 15cm.

Quả: Quả Kim ngân có hình trứng đường kính từ 4cm đến 15cm, khi chín có màu nâu nhạt giống quả sấu. Quả khô nứt rụng ra các hạt nhỏ từ 10 đến 30 hạt. Mỗi quả có các múi hạt, trong múi hạt chứa hạt của cây.

2. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC:

a) Đặc điểm chung

Kim ngân là loại cây thích nghi được với nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như khí hậu nóng lạnh, kể cả khí hậu nhiệt đới hay ôn đới. Cây có thể trồng trong chậu hoặc dưới đất, tùy theo nhu cầu của mỗi người và yêu cầu về kinh tế cảnh quan khác nhau. Có thể để cây trong nhà hoặc ngoài trời.

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến cây và cách chăm sóc

Nhiệt độ:

Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C  phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C đến 26°C . Như vậy đối với cây được trồng trong nhà vẫn sinh trưởng tốt hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Ánh sáng:

Đối với loại Kim ngân có thể sinh trưởng tốt trong nhà và ngoài trời, nếu cây đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.

Nước:

Cây Kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao, do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác.

Những cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần.. Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn  bộ đất trong chậu.

Dinh dưỡng:

Kim ngân rất cần nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là các cây trong chậu. Khi cây chưa có hoa và quả thì chúng ta dùng  NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây: Cho 100g phân hòa vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Chu kỳ 20 ngày/lần. Cây có hoa và quả thì bón phân Kali cho cây, 100g Kali cho vào 10 lít nước tưới cho cây.

Ngoài việc bón thúc thì bón lót cho cây cũng cần thiết. Khi chúng ta cho cây vào chậu cần bón lót Lân cho cây, qua đó dùng hỗn hợp hữu cơ Tro trấu + Trấu sóng + Xơ dừa với tỷ lệ 60% + 15% + 25% và 100g đến 200g phân Lân trộn vào nhau để cây có nguồn phân dự trữ.

Sau khi tưới phân cần tưới lại nước để phân ngấm xuống chậu, tránh trường hợp phân nằm trên đất sẽ xảy ra quá trình bốc hơi làm ảnh hưởng thân và lá cây.

II - CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP

Khi Kim ngân để trong nhà, lá bị mỏng dần ra, lượng diệp lục tại bề mặt lá hình thành kém, do vậy lá không hấp thụ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây. Mặt khác khi đưa cây ra ngoài nhà, cây bắt dầu hồi phục, tuy nhiên do lá bị tổn thương nên cây không thể hấp thụ dinh dưỡng và thực hiện quá trình trao đổi chất từ lá như bình thường được. Trong lúc đó, quá trình lấy chất dinh dưỡng từ rễ vẫn xẫy ra. Mặt khác, lượng nước tưới không phù hợp cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng thối thân thối rễ.
Để phòng ngừa bệnh này, người ta cho cây từ trong nhà ra để nơi thoáng, mát có bóng che. Cứ mỗi tuần cho cây ra tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ đến 2 giờ,  thời điểm tốt nhất là vào lúc 7 giờ tới 9 giờ sáng, mỗi tuần một lần để lá cây hồi phục diệp lục. Bên cạnh đó phải có chế độ tưới nước phù hợp, không nên tưới nước quá nhiều, Mỗi tuần chỉ tưới nước một lần đảm bảo độ ẩm cho cây.
Khi cây đã bị thối phải loại bỏ phần bị thối ra, tránh trường hợp lây lan, nếu cây bị thối gốc thì phải tiến hành loại bỏ gốc ra khỏi chậu và thay lại đất cho cây. Nếu cây bị thối phần thân cây thì cắt bỏ  phần bị thối sau đó dùng Vaselin kết hợp với Ridomil bôi lên vết cắt để cho cây nhanh liền da và tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Bên cạnh đó, cây để trong nhà lâu ngày cũng thường bị Rệp sáp và Rầy nâu tấn công. Khi phát hiện loại này ta đưa cây ra chỗ râm mát để xịt thuốc. Dùng thuốc Diazan, Krate để xịt cho cây. Sau khi xịt thuốc, ta để cây bên ngoài từ 5 đến 7 ngày thì cho cây vào lại trong nhà.
Trên đây là đặc điểm và cách chăm sóc cây Kim ngân nội thất hy vọng bạn đọc có thể áp dụng cho cây đẹp hơn với nhu cầu của mình.

Cây Kim Ngân - cây cảnh đẹp, duyên thêm không gian sống

Cây Kim ngân, người Tây phương gọi là Money tree, được xem là rất tốt về phong thủy, mang đến cho gia chủ sự may mắn và thịnh vượng.
Những năm gần đây, Kim ngân là một trong những loài cây được chọn trang trí nội thất khắp nơi trên thế giới. Nó nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên cho mục đích tạo khoảng không gian xanh mát cho phòng làm việc nhà hàng, khách sạn và nhà ở…
Đặc biệt quan niệm Đông phương cho rằng loài cây này mang đến sự may mắn và thịnh vượng.
Cùng chiêm ngưỡng những cây Kim Ngân với vóc dáng khác nhau nhé. Nhìn yêu thêm không gian sống.
Kiểu tết tóc của Cây Kim Ngân, có người vẫn gọi đây là cây "bím tóc"
Gốc 2 thân dựa vào nhau, khiến mình nghĩ tới đôi lứa yêu nhau.

 Thân lùn hay cao, lá to, rộng hay nhỏ đều có thể tạo ra với những nghệ nhân cây cảnh.
Đẹp quá, duyên thêm không gian trên chiếc bàn.

Những dáng cây và chậu khác nhau, phù hợp với không gian khác nhau.



Có thể in logo lên chậu, dùng làm quà cây xanh văn phòng hay cây xanh nội thất nhà. Tăng thêm nhận diện thương hiệu đến mọi đối tác, nhân viên, hay khách hàng.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Những chậu cây kiểng Trầu Bà lá vàng đẹp

Những chậu Trầu bà lá vàng được biến hóa từ những bàn tay chăm sóc tỉ mỉ và trong đó có sự sáng tạo để có những chậu kiểng đẹp, thẩm mỹ cao mà nhìn mãi không biết chán.
Rất nhiều hình dáng đẹp cho bạn lựa chọn, xin được đưa ra vài dáng đẹp được trồng vào chậu của loại kiểng chơi lá Trâù bà lá vàng:



 Quà tặng ý nghĩa cho dân công sở, văn phòng










Trầu bà lá vàng còn được trồng trong lọ thủy tinh với dung dịch thủy canh, bạn có thể nhìn cả bộ rễ của cây qua lớp thủy tinh trong suốt của chậu trồng.
Và rất nhiều giỏ treo nữa. Tôi sẽ đăng ở các bài viết sau.

Rất nhiều kiểu dáng từ cây đến chậu trồng cây phải không nào? Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để trưng một chậu trong nhà bạn nhé.

Trầu bà vàng - Cây xanh nội thất nhà, văn phòng

Trầu Bà có tên khoa học là Philodendron spp.
Thuộc dạng cây leo thường xanh sống lâu năm, với lá hình trái tim.
Loài này có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Việt Nam …

 Trầu bà lá vàng là cây leo bám bằng rễ khí sinh. Thân hình trụ mập, bám chặt vào vỏ cây gỗ hay vách đá. Lá lớn, lúc non nguyên, sau xẻ thùy lông chim sâu dần, gốc lá hình tim, cuống lá dài có bẹ. Cụm hoa bông mập có mo màu lục ở ngoài, màu vàng ở trong. Hoa nhỏ xếp sát nhau. Quả mọng. Cây mọc dại ở rừng được khai thác trồng làm cảnh từ lâu đời, ưa khí hậu ẩm nóng.

 Lá Trầu bà lá vàng

Trầu Bà là loài cây lí tưởng giúp tạo ra bầu không khí trong lành. Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh Trầu Bà có thể làm giảm mức ô nhiễm ozone trong môi trường làm việc. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe, mà còn mang lại giá trị tinh thần vô giá.

Chiếc chậu trồng Trầu bà lá vàng được làm bằng mây tre đan, với dáng buông xuống của cây tạo nét mềm mại, quyến rũ...

Trầu Bà sống trong môi trường râm mát, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18 – 21 độ C, nên có thể trồng trong nhà, văn phòng, khách sạn … Khi nhiệt độ hay nắng gay gắt cây sẽ bị cháy lá, sức sống yếu ớt.

Chậu kiểng Trầu bà lá vàng

Trầu Bà có rất nhiều loại: Trầu Bà lá xanh, Trầu Bà lá vàng, Trầu Bà lá sữa … Giá mua một chậu Trầu Bà vô cùng rẻ, chỉ vài chục ngàn.

Cắm cành vào nước là có thể sống và sinh trưởng.

Một điều vô cùng đặc biệt nữa là Trầu Bà có thể sống trong môi trường nước rất lâu. Chẳng cần đất hay phân bón gì cả, chỉ cần có nước là cây sống hoài.


Giỏ treo lạ mắt, độc đáo

Nhân giống Trầu Bà bằng cách ngắt một khúc thân cắm vào lọ nước nào đó là nó sẽ ra nhánh.
Trầu Bà có thể dùng làm đủ mọi thể loại, hình dáng trang trí như: Cây trồng trong chậu, cây treo trên tường, cây bò trên ban công …


Cửa sổ, bàn làm việc, dáng uốn lượn, mềm mại của chậu Trầu bà lá vàng cho tình thần làm việc không mệt mỏi.

Trong bất cứ khuôn viên, không gian nào bày trí Trầu Bà cũng đẹp như: Để vài chậu Trầu Bà trong phòng làm việc, treo ở quán cà phê, ban công hay cửa sổ … Trầu Bà là loại cây có tính thẩm mĩ rất cao, nhìn hoài không chán mắt.


Những giỏ treo Trầu bà lá vàng


Trầu bà đặt chỗ nào cũng đẹp


Chậu Trầu bà lá vàng trên giá sách làm duyên thêm giá sách, tạo lãng mạn mà không khô cứng. Sự kết hợp tuyệt vời cho người yêu sách và yêu cây.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Cây Nhện - Cây xanh trong nội thất nhà, văn phòng

>>Cây xanh trong phòng ngủ

Một loài thân cỏ, lá uốn chằng chịt, khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Có lẽ, vì vậy mà cái tên Cây Nhện được đặt cho loài cỏ này.

Ngoài ra Cây Nhện còn có rất nhiều các cái tên mỹ miều khác như: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, Luyến khách.
Tên khoa học: Chlorophytum comosum.
Tên tiếng Anh: Spider plant.

Thêm lãng mạn bất cứ góc nhà nào.


Với những chiếc chậu nhỏ xinh, bạn có thể đặt bất cứ đâu. Trên bàn làm việc, bàn học, giá sách, hay trên bậu cửa sổ...

Những giỏ treo thì sao? Thật lãng mạn, thu hút mọi ánh nhìn, có cái gì đó lôi cuốn, khiến mắt không rời. Những nhánh con đu đưa bay trong gió...

Giỏ treo trước hiên nhà, như vẫy chào đón khách. Cái tên Luyến Khách của cây dường như rất đúng.


Giỏ treo trên ban công, nổi bật thêm khu vườn mini với các loài cây khác.

Được ngắm nhìn và chăm sóc chúng là một điều thú vị.


Hoa nhỏ bé, mộc mạc, giản dị, không để ý sẽ không nhìn thấy, chúng được nở ở nhánh con và nhỏ bé nên nấp dưới lá của nhánh.


Cây  Nhện với sức khỏe và công dụng khi đưa cây vào nhà:

Một chậu cây trồng đặt đúng vị trí sẽ giúp không khí trong phòng ngủ lưu thông dễ dàng, giúp chúng ta ngủ ngon hơn... Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có thể để trong phòng ngủ. Bạn nên chọn những loại cây trồng có khả năng nhả khí oxy vào ban đêm như những cây thuộc họ dứa, lô hội hay phong lan. Chúng rất thích hợp khi đặt trong phòng ngủ.
Cây nhện (lục thảo trổ - có lá mỏng và thân dài từ đó các cây non mọc lên) cũng là một lựa chọn tốt; bởi theo một nghiên cứu mới đây thì trong vòng 24 giờ đồng hồ, một cây nhện có thể làm sạch đến 85% lượng chất fomandehyde trong buồng ngủ.

Cây nhện có khả năng đặc biệt là có thể hút lấy Cacbonic (CO2) và các khí độc mà không cần ánh sáng. Sau đó, khi lá cây được tiếp xúc ánh sáng sẽ sử dụng CO2 mà nó đã hút được để quang hợp.
Bạn yên tâm là đưa cây vào phòng ngủ không ảnh hưởng gì nhé. Theo nghiên cứu gần đây

Cách trồng và chăm sóc

Cách nhân giống, có thể lấy nhánh con trồng xuống
Cây nhện cần khá nhiều ánh sáng, tuy nhiên cần tránh ánh sáng trực tiếp từ buổi trưa đến chiều. Có thể đặt cây trong tối (như trong phòng ngủ) trong thời gian dài nhưng cần đem cây hóng nắng định kỳ 1 lần mỗi tuần.
Tưới nước cho cây đều đặn nhưng lưu ý chờ đến lúc đất khô ráo mới tưới, nên chọn loại đất có độ tơi xốp cao và dễ thoát nước. Nếu cây ở trong tối thời gian dài thì cần ít nước hơn bình thường, khi đó tưới nước ít hơn để cây không bị chết vì úng.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Cây xanh nội thất

Cây xanh nội thất ngoài yếu tố thẩm mỹ còn có ý nghĩa đáng kể với sức khoẻ con người. Có thể tính đến những yếu tố chính sau:

-Về mặt thể chất: cây có tác dụng làm sạch, làm tinh khiết điều kiện bầu không khí chúng ta hít thở.

-Về mặt tinh thần: Sự xuất hiện của cây cho thấy cảm giác tích cực tăng lên và làm giảm các cảm giác tiêu cực như :cảm giác lo lắng, tức giận, buồn rầu.

Có rất nhiều nghiên cứu khoa học về lợi ích của cây xanh đối với môi trường nội thất. Đáng chú ý nhất là một chương trình nghiên cứu lớn của NASA về vấn đề này.

Lợi ích về sức khoẻ do cây xanh nội thất đem lại bao gồm:

-Thu hút những chất có hại

-Lọc bụi và bẩn từ môi trường

-Giảm bớt mức độ ồn

-Giảm mức độ stress

-Tăng cường độ ẩm

-Làm mát

-Làm thay đổi tâm trạng chung

-Tạo khí ô xi làm thanh khiết không khí

Những lợi ích này rất quan trọng trong việc tạo ra được bầu không khí khoẻ mạnh và trong lành trong môi trường nhân tạo ở nơi làm việc cũng như ở nhà. Những tác dụng này có thể đặc biệt hữu ích cho các điều kiện hô hấp và cảm giác.

Cây xanh trong nhà - giải độc trong nhà

Ngày nay, nhu cầu đưa cây xanh vào nhà, văn phòng, khu nghỉ dưỡng hay tạo dáng cho những khu vui chơi giải trí ngày càng trở lên phổ biến và là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu.
Tuy nhiên đưa cây nào vào nhà thì có lợi cho sức khỏe cũng như làm đẹp cho nhà, văn phòng?

Các loài cây có thể đặt ở mọi nơi

Trầu bà vàng thu hút các khí thải CO2, benzen, tolouen.
(kỵ người hen suyễn, da mẫn cảm đến gần 0,5 m)

- Cây cúc đồng tiền: có thể tẩy cả khói thuốc lá, mùi quần áo hôi, ẩm.


- Hoa bạch lan ý (bạch diệp): hút hết các chất acetylen, trichorethylen, cylen, tolouen thích hợp trồng ở phòng khách, bếp, buồng tắm, nhà có tường ẩm mới sơn hoặc bằng chất dẻo (chứa nhiều benzen), đồ đạc nội thất chứa sơn dầu nặng.


Chú ý: Không đặt chỗ tối, thiếu ánh mặt trời. Tránh trồng cây này trong nhà khi có người bị dị ứng da.

- Trầu bà lá tím than (hồng điệp môn) đặt ở phòng khách thoáng mát hay phòng tắm để hút các khí trichorethylen và mùi sơn, véc-ni từ gỗ tường dán hoặc ép

 
- Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamaedorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách.
 

Trước đây, có quan niệm cho rằng cây cảnh thải ra lượng khí CO2 về đêm nên đặt hoa trong nhà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cơ thể. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của GS.TS Chu Đức Quỳnh và Phùng Tiệp Khánh thuộc đại học y dược Nam Kinh, Trung Quốc kết luận: “Để giữ không khí trong nhà luôn trong lành và phòng bệnh nên trang trí từ 3-5 cây hoa kiểng. Chúng có thể làm giảm từ 30-95% nồng độ thán khí, lại cần ít không khí nên không gây hại cho sức khỏe".
Qua nghiên cứu, lượng CO2 thải ra vào ban đêm trong phòng từ cây kiểng là không đáng kể, ban ngày càng ít hơn. Do đó, không cần phải lo ngại khi trồng các loại cây trên trong ngôi nhà thân yêu của mình

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Hoa Mười Giờ lãng mạn lối ngõ vào nhà

Sân trước, vườn sau luôn là điều mơ ước của nhiều ngôi nhà. Hình ảnh ngôi nhà nằm sau lối ngõ đi vào qua sân nhỏ. ( Ngõ có thể được tính từ cổng qua sân mà đi vào nhà ). Những hàng hoa sẽ làm điểm nhấn tạo sự liên kết giữa cổng - sân - tiền sảnh của nhà. Hoa Mười Giờ là một giải pháp đi kèm với nền cỏ lối đi vào.


 Rực rỡ hoa ngay dưới chân khách tới chơi nhà như sự đón tiếp nhiệt tình, thiện chí chào đón hồ hởi...


 Đôi lúc sân vườn lại luôn là chủ đề trao đổi líu chân , khiến thực khách không muốn rời...


Một loại hoa Mười Giờ không biết tên và ít gặp.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Hoa Mười Giờ trồng nền

Những lối hoa thay cho những thảm cỏ từ cổng vào nhà. Ta đang được đi giữa con đường hoa 2 bên. Lối ngõ vào nhà lãng mạn và đầy màu sắc với Hoa Mười Giờ. Loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất trong số các cây hoa trong vườn nhà.