Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Góc ngoài trời duyên dáng cho biệt thự nhà vườn

Nhà vườn luôn có những khoảng không gian lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Thêm những chiếc ghế như thêm niềm vui, thêm những giây phút lãng mạn và thư thái cho bạn trong vườn nhà.
Với diện tích không bị giới hạn, những thảm cỏ, đường dạo và cây cối xanh mát, cộng hưởng với không khí trong lành của nhà vườn, cho phép gia đình bạn sáng tạo những góc thư giãn thật lãng mạn ngoài trời.

1.“Túp lều lý tưởng”

Archi - Sáng tạo những góc ngoài trời cho nhà vườn

Trong tiết trời thu mát mẻ, vào những dịp cuối tuần, vợ chồng bạn có thể thay đổi không khí bằng cách tạo ra không gian riêng cho 2 người, cùng ngắm khu vườn đầy màu sắc và tận hưởng không khí của 1 ngày “không công việc”.

2.Phòng làm việc ngoài trời


Archi - Sáng tạo những góc ngoài trời cho nhà vườn

Tách ra khỏi ngôi nhà ồn ào với tiếng nô đùa của con trẻ, lấy cảm hứng từ thiên nhiên trong lành để sáng tạo ra một góc làm việc ngoài trời cho riêng mình. Cũng đầy đủ những vật dụng cần thiết, thêm 1 chiếc ghế dài, 1 tách trà và cuốn sách cho những khi giải lao, tranh thủ tận hưởng thiên nhiên, căn phòng làm việc này sẽ mang lại cho bạn hứng thú và sự tập trung cho công việc.

3. Bàn tiệc ngoài trời

Archi - Sáng tạo những góc ngoài trời cho nhà vườn

Dành không gian vườn cho những bữa tiệc nhỏ ngoài trời đã không còn xa lạ với nhiều gia đình vì đây là không gian khá đẹp và mang đến nhiều nguồn cảm hứng cho những dịp hội ngộ gia đình. Trang trí một chiếc ô lớn, bộ bàn ghế thoải mái với chất liệu thiên nhiên như mây, tre, vv…sẽ cho bạn và các vị khách những giây phút thoải mái, những bữa ăn ngon miệng.

4.Góc vui chơi cho bé


Khu vườn sẽ là nơi vui chơi bé yêu thích nếu có không gian riêng dành cho trẻ nhỏ. Một chiếc xích đu xinh xắn có thể dễ dàng được thiết kế ở khu vườn này.

5. Góc thư giãn

Archi - Sáng tạo những góc ngoài trời cho nhà vườn

Một chiếc dù lớn và 2 chiếc ghế băng dài gần hoàn thiện cho một không gian thư giãn ngoài trời cho 2 vợ chồng, hoặc bạn bè thân đến chơi. Vừa được hít thở không khí trong lành vùng ngoại ô, vừa có thể trò chuyên, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng.

Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách thiết kế bố trí 1 chiếc võng chắc chắn mắc ngoài trời, nơi có nhiều cây cối mát mẻ để ngả lưng trong những ngày thời tiết mát mẻ.

6. Ghế nghỉ ngoài trời

Có những chiếc ghế dành để ngồi đọc sách, có những chiếc ghế dành riêng cho việc ngắm cảnh hay đung đưa trong giấc ngủ trưa bất chợt…. Tất cả đều góp phần tạo nên khoảng không gian đẹp lãng mạn cho nhà vườn.


Môi trường xung quanh luôn là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến cảm xúc của con người. Mỗi một chiếc ghế nhỏ nhắn với kiểu dáng đơn giản và tiện dụng chính là nơi cảm xúc của con người được khơi nguồn và thăng hoa.


Nhà vườn luôn có những khoảng không gian lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Thêm những chiếc ghế như thêm niềm vui, thêm những giây phút lãng mạn và thư thái cho bạn trong vườn nhà. Ghế nghỉ trong nhà vườn thường đặt bên cạnh lối đi trong vườn, dưới những gốc cây to hay những nơi thoáng đãng để tiện cho việc ngắm cảnh, hóng mát hay nhâm nhi cà phê mỗi sáng trong vườn.

Những lúc mưa nắng, chiếc ghế nghỉ của bạn sẽ chóng cũ kỹ và dễ bị mốc bẩn hơn. Vì thế, bạn nên lau chùi và bảo quản thường xuyên để được tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi một cách trọn vẹn nhất.

Theo archi

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vườn xương rồng trên chung cư

Bên cạnh việc chọn chậu cây, dàn cho cây leo hoa, lá, việc tận dụng ban công để làm một khoảnh vườn nhỏ chỉ toàn xương rồng cũng được nhiều gia đình áp dụng.Đây là cách tạo dáng vẻ hiện đại, phù hợp với không gian mà lại ít tốn công chăm sóc.
  
Nhiều người thường không thích trồng xương rồng trong khuôn viên nhà vì cho rằng những loại cây gai góc sẽ không mang lại may mắn. Thực ra, đây chỉ là quan niệm mang tính mê tín. Xương rồng về bản chất là loại cây thông dụng, dễ chơi, dễ sống phù hợp với một căn hộ chung cư. Về mặt tạo hình, xương rồng tạo được nhiều bố cục, hình thù phong phú, ấn tượng nhất trong các loài thực vật. Ngoài ra, gia chủ sẽ mất rất ít thời gian chăm sóc hay lo lắng vì thiếu nắng gió.

Vườn xương rồng trồng trên ban công với nhiều chủng loại cây.

Khu vườn nhỏ toàn xương rồng này nằm trên ban công một căn hộ chung cư ở số 39C Hai Bà Trưng, Hà Nội. Để có một tiểu cảnh nhỏ thú vị và lạ mắt bằng xương rồng, trước tiên bạn vẫn phải bảo đảm khả năng chống thấm và thoát nước cho ban công tốt. Bởi vì cũng như những loại cây khác, đất trồng xương rồng vẫn cần phải đảm bảo một độ ẩm nhất định.

Thiết kế sẽ tùy theo phong cách và sở thích của gia chủ cũng như màu sắc và thiết kế nội thất của căn hộ. Bạn có thể chọn cây phụ thuộc vào chủng loại và hình dáng. như trụ trực thiên dáng cao và nhiều nhánh, xương rồng bà thấp tròn, hoa đá nhỏ nhắn xinh xắn, hay lan cua có hoa hồng và đỏ. Những cây xương rồng khổng lồ rất gây ấn tượng và chỉ cần đứng một mình cũng đã trở thành một tiểu cảnh lạ mắt. Gạch sáng màu với những chi tiết lịch lãm của tiểu cảnh này sẽ mang đến sự đơn giản, nhưng vẫn tạo hình đẹp.

Thêm ánh sáng đèn để tạo sự lung linh.

Để khu vườn tạo được một bố cục đẹp, một chiếc đèn sân vườn với độ sáng vừa phải sẽ khiến không gian trở nên lung linh. Góc ban công sẽ thực sự trở thành một mảnh vườn nhỏ xinh xắn và là nơi thư giãn lý tưởng của gia chủ, không thua kém những góc vườn biệt thự dưới mặt đất.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Giàn dây leo trong không gian vườn

Giàn dây leo còn được gọi là Pergola, tên một thị trấn Ý nhỏ xinh. Tên gọi đã phảng phất hình hài thời Phục Hưng thần thánh, ngôi nhà có giàn leo xinh, nơi bắt đầu cuộc tình thi vị.
Mái hiên pergola giờ cũng không còn là xa lạ đối với những ngôi nhà vườn hiện đại. Chúng được sử dụng với mục đích trang trí là chủ yếu nhưng đôi khi còn có những công năng khác nữa.
 Góc vườn ấm cúng
 Sử dụng mái hiên như bộ khung cho giàn hồng leo tạo nên góc vườn xinh đẹp và ấm cúng với một bàn trà nho nhỏ. Một khu tránh nắng tuyệt vời trong những trưa hè hay một buổi ăn tối ấn tượng với những cây nến.
Một cách  trang trí  ấn tượng với mái hiên pergola

Một cách trang trí ấn tượng với mái hiên pergola
Lối vào dịu dàng
Quần thể  kiến trúc sinh động
Quần thể kiến trúc sinh động
Những chiếc pergola hình nan quạt gắn trên lối vào này là một kiểu kiến trúc được áp dụng nhiều trong các khu nhà vườn kiểu Pháp. Nó đem lại nét dịu dàng cho những kết cấu bê tông cứng ngắc. Nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn với những vườn cây và những kết cấu bên cạnh nữa thì sẽ tạo nên một quần thể kiến trúc sinh động hơn.
Một nơi tránh nắng
Nơi tránh mưa tránh nắng hiệu quả
Nơi tránh mưa tránh nắng hiệu quả
Một kiểu pergola không truyền thống với mái che vừa tránh mưa vừa tránh nắng hiệu quả. Khác với các loại mái hiên pergola thông thường chỉ có những thanh dầm và thanh đan, mái hiên bằng tôn hình vòng cung này là một kiểu kiến trúc lạ mắt và hiệu quả cho những vùng nắng lắm mưa nhiều như Việt Nam.
Kết hợp phong thủy
Hiên nhà rộng rãi với  mái pergola
Hiên nhà rộng rãi với mái pergola
Một chiếc hiên nhà rộng rãi với mái pergola và một dòng nước nhỏ chảy róc rách phía dưới được dùng làm nơi thư giãn hiệu quả. Đây cũng là một cách tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà trong những trường hợp cần thiết. Nếu không đủ điều kiện để tạo dòng suối nhỏ, có thể thay thế bằng một vòi phun nước nhỏ tuần hoàn trong một bể chứa.
Patio xinh xắn
Kiểu kiến trúc Địa Trung Hải
Kiểu kiến trúc Địa Trung Hải
Những góc patio luôn đẹp và đặc sắc hơn nhờ các mái pergola với kiểu kiến trúc Địa Trung Hải. Kết hợp với cây cối và núi đồi xung quanh tạo nên một phong cảnh như dưới trời Tuscany thơ mộng. Nhớ bổ sung thêm một sàn gạch gốm và những viên gạch block lát lối đi cho đồng bộ.
Một mảng tranh nghệ thuật
Góc nhìn lạ mắt cho khu vườn
Góc nhìn lạ mắt cho khu vườn
Một bức tường gạch kính "hở hang" tạo nên một góc nhìn lạ mắt cho góc vườn với một mái pergola sơn màu gỗ. Một kiểu tạo hình vừa chính thống lại vừa phá cách.
Như một chi tiết kiến trúc đẹp mắt
Mái hiên được thiết kế đẹp mắt
Mái hiên được thiết kế đẹp mắt
Những mái hiên được thiết kế kỹ càng như thế này mang lại ấn tượng về người chủ nhân kỹ tính và sành điệu. Nó không chỉ là một chi tiết trang trí cho khu vườn mà còn là một phần không thể tách rời của toàn bộ quần thể kiến trúc xung quanh.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Không gian xanh trên sân thượng

Các loại giỏ cây mà gia chủ nên lựa chọn đó là: Cẩm thạch, nguyệt quế, phong lan, kim ngân,...sẽ tạo cho khu vườn vẻ mềm mại, duyên dáng tự nhiên.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn cần một nơi yên tĩnh, thoáng đãng để nghỉ ngơi thư giãn. Nếu nơi bạn ở quá xa công viên thì có lẽ việc tạo ra một khoảng xanh ngay tại nhà là điều cần thiết.




VƯỜN TREO LÀ LỰA CHỌN CỦA NHIỀU NGƯỜI

Trong điều kiện đất chật người đông, việc bố trí sân thượng là hoàn toàn hợp lý. Đây sẽ là nơi thư giãn của gia đình, nơi gặp gỡ bàn bè thân thiết. Tuy nhiên, nếu đổ đất trồng cây thì phải xử lý quy trình chống thấm rất phức tạp. Vì vậy vườn treo là lựa chọn của nhiều người. Cây treo có hai loại cây chơi lá và chơi hoa. Với cây chơi hoa, do hoa chỉ nở theo mùa và nở nhiều nhất vào mùa hè, chính vì vậy ban nên treo xen kẽ thêm các loại giở lá cảnh và luân phiên thay đổi cây theo mùa để vườn treo nở hoa quanh năm. Các loại giỏ cây mà gia chủ nên lựa chọn là: cẩm thạch, nguyệt quế, phong lan, kim ngân...sẽ tạo cho khu vườn vẻ mềm mại duyên dáng tự nhiên. Có rất nhiều chất liệu để làm giàn hoa như sắt, thép, gỗ, mỗi chất liệu đều có vẻ đẹp riêng của nó. Giàn hoa gỗ được nhiều gia chủ lựa chọn vì vừa đẹp, chắc chắn lại vừa gần gũi với thiên nhiên. Sóng có một lưu ý, trên sân thượng rất nóng, vì vậy gia chủ nên lựa chọn những loại cây cảnh chịu nắng tootsvaf chịu được điều kiện khí hậu của nước ta. Bên cạnh đó cũng nên sử dụng lưới hoặc hoa giả để tạo bóng cho giàn hoa của vườn treo nhằm hạn chế nhiệt độ. Chăm sóc vườn cây cũng rất quan trọng, bạn không nên bỏ qua khâu này. Nước nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều muộn, không tưới nước vào thời điểm nắng gắt trong ngày. Bạn cũng cần chú ý đến các yêu cầu riêng của mỗi loại cây ở mỗi giai đoạn phát triển để bón phân cho phù hợp. Vào mùa mưa nên bón các loại phân có nhiều chất đạm sẽ giúp cho lá phát triển tốt, mùa khô nên bón nhiều phân và kali sẽ trợ giúp cho sự phát triển của thân và cành. Với các giỏ hoa cảnh, không nên bón nhiều phân trước mùa trổ hoa sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa.

MỘT VÀI LƯU Ý




Hiện có nhiều công ty thiết kế với rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã giúp vườn trên mái không chỉ xanh đẹp mà còn trở thành giải pháp chống thấm, chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà bạn. Các vật liệu sử dụng cho vườn trên sân thượng có thể là gạch gốm, đá chẻ, sỏi...Sử dụng vật liệu cũng hỗ trợ cho ý đồ nới rộng không gian. Ví dụ, tạo hình ảnh của một góc công viên yên tĩnh chỉ cần một chiếc ghế đá và trụ đèn, một bờ ao trồng vài bụi sả, một góc sân nhà lộng gió và những cánh diều, một ao cá với hòn non bộ...tất cả khiến trí tưởng tượng của bạn bay bổng.
Do tính chất vườn trên cao không thể như vườn dưới đất, bạn cần chọn những loại cây phù hợp, chịu nắng gió và ít rụng lá. Tránh trồng cây quá rậm hoặc pha tạp nhiều thứ cây. Bạn cũng nên chừa không gian để tập thể dục hoạc lối đi lại, chỗ ngồi nghỉ như: một chòi rợp bóng, bộ bàn ghế sẽ giúp thưởng thức trọn vẹn không gian xanh này. Các chậu cây nên chọn lọc về chủng loại và có sự đồng nhất để tạo nên khu vườn xinh xắn và tiện dụng. Cây trông trên mái đôi khi chỉ là những loại khá đơn giản như cau, dừa cảnh, hoa mười giờ, lan...Không gì thú vị hơn khi mỗi chiều cả nhà ngồi hóng mát trên sân thượng và ngắm nhìn màu xanh của cây lá.

CÁC BƯỚC LÀM MỘT KHU VƯỜN TRÊN SÂN THƯỢNG

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải được cân nhắc trong việc làm một vườn sân là phải xác định liệu trần nhà có thể chịu được sức nặng của cả khu vườn hay không. Thứ hai là cần có lỗ thoát nước, không thể để nước ngập trên sân thượng và phải chắc chắn nước sẽ không rò rỉ thấm qua trần nhà.

Bước 1: Phác thảo kế hoạch
Đưa ra kế hoạch về khu vườn bạn muốn xây dựng. Bạn muốn trồng những loại cây gì, cách bố trí như thế nào. Một vườn đẹp nên có sự hài hòa của bãi cỏ, cây hoa và những cây nhỏ. Thêm vào đó là một bể cá, hòn non bộ hay những vật trang trí ngộ nghĩnh sẽ làm khu vườn thêm sinh động.
Bước 2: Chọn cây
Bạn nên chọn những cây có rễ chùm thay vì rễ trụ. Vì cây rễ trụ có thể xuyên thủng trần, rất nguy hiểm

Bước 3: Chuẩn bị đất
Đất sẽ làm tăng sức nặng của khu vườn trên sân thượng. Bạn nên chọn loại đất xốp nhẹ. Tố nhất bạn nên cho đất vườn trộn với phân bón và rêu bùn.


Bước 4: Xếp gạch
Hãy xếp những viên gạch (gạch nung) chỉ nên chọn khoảng 2 – 4 loại xếp đều nhau. Gạch được sử dụng để dễ thoát nước. Có thể xếp dạng lượn sóng, tạo thành một đường dẫn nước tới các lỗ thoát để dễ thoát nước.

Bước 5: Trải lưới
Trải lưới lên trên gạch, việc này sẽ ngăn đất vườn và phân bón thoát ra theo những lỗ hổng giữa những viên gạch
Bước 6: Xây dựng đường thoát nước
Nếu sân thượng khá rộng khoảng hơn 100m2 ta nên đặt những đường ống ở những chỗ thoát nước chính để thoát nước, phòng ngập lụt trên sân thượng

Bước 7: Trải hỗn hợp đất lên và trồng loại cây bạn muốn.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Với mô típ vườn với cỏ cây, núi non, thác nước thường chỉ bắt gặp trong những ngôi nhà có khoảng sân vườn rộng như nhà vườn, villa. Đối với nhà ở mang dáng dấp kiến trúc hiện đại thì phong cách trang trí này lại khó phù hợp, do vậy các KTS thường “biến tấu” chúng trở nên đơn giản và linh hoạt hơn.
Thiết kế vườn dù theo phong cách nào cũng có ba yếu tố cần lưu tâm là vật liệu sử dụng, giao thông và bố cục sắp xếp cây trong vườn. Tuy nhiên, vườn trong nhà hiện đại lại có cách sử dụng vật liệu, bố cục sắp xếp khác so với vườn truyền thống (non bộ, thác thước, cây cối…) cụ thể như sau:

Vật liệu theo phong cách hiện đại

Vườn theo phong cách hiện đại có thể sử dụng các vật liệu cũ như gạch, đá, sởi kết hợp với vật liệu cũ như kính, thép, nhôm ốp gây ấn tượng mạnh và “đẹp lạ” cho khu vườn. Hình khối và đường nét vừa mang tính mềm mại, vừa dứt khoát, cô động. Màu sắc của vườn thường tạo cảm giác thanh thoát, sạch sẽ.

Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Chất liệu kính nhiều khi có thể thay được cảm giác của nước. Với khu vườn nhỏ không có điều kiện thiết kế hồ nước thì kính sẽ là giải pháp tạo cho khu vườn sự lung linh của nước. Ghế kính còn giúp cho khu vườn rộng hơn khi những cây xanh phía dưới ghế có thể sống bình thường vì không bị che khuất.

Chất liệu thép sẽ cho cảm giác uyển chuyển nhưng khoẻ khoắn ví dụ như bàn ghế, xích đu hay thậm chí là hàng rào hoa thép. Những chất liệu khác như sơn sần, bê tông xen cỏ, sỏi các màu hay cát trắng pha lê cũng được áp dụng nhiều cho khu vườn hiện đại.

Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Vật liệu cho lối đi cũng rất phong phú như: đá chẻ, đá lát, đá giả gỗ hay rải sỏi. Tất cả vật liệu này đều đã qua xử lý để phù hợp với điều kiện ngoài trời, chống trơn trượt và rất gần gũi với khung cảnh của khu vườn cũng như của người sử dụng.

Chọn cây và sắp xếp bố cục

Vườn hiện đại không chú trọng nhiều tới cây cảnh theo thế, dáng cây thường thấy như vườn truyền thống, do đó ít khi sử dụng cây cảnh như si, lộc vừng…mà chỉ cần những loại cây đơn giản để sắp xếp bố cục thành một khu vườn đẹp.
Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Những cây đơn giản ở thế thấp như tóc tiên, ngũ sắc, cúc, lan ý, hồng môn, lan bạch chỉ, sen cạn hay kể cả cỏ lau, dứa, dọc mùng… đều có thể trang trí thành một khu vườn ấn tượng nhờ sự kết hợp màu sắc thẩm mỹ.

Những cây thân vừa như chuối rẻ quạt, cọ, chà là, trúc, tre ngà… cây dây leo như tigon, hồng leo, hoa tràng pháo, thằn lằn… đều có thể dùng làm cây trang trí cho một khu vườn hiện đại.

Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Một khu vườn hiện đại có thể sử dụng hầu hết các loại cây tự nhiên. Trồng cây gì không quan trọng bằng chúng được kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một khu vườn đẹp. Đôi khi, chỉ một loại cây cũng có thể tạo ra khu vườn đẹp nếu biết cách tạo hình cho khu vườn.

Giao thông

Giao thông được xem là huyết mạch trong xây dựng cũng như trong khu vườn hiện đại. Giao thông mạch lạc, đơn giản thì khí trong vườn lưu thông tốt, cây cối xanh tươi, tinh thần của con người cũng luôn sảng khoái, phấn chấn.

Giao thông trong vườn không chỉ đơn thuần là một lối đi hay lối về mà còn là cách tạo hình cho khuôn viên vườn trở nên hấp dẫn hơn. Những đường cong uốn lượn, tròn trịa với đường nét khỏe khoắn được cách điệu tạo nên giao thông đẹp trong khu vườn hiện đại.

Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại

Chiều rộng của đường dạo tùy thuộc vào diện tích vườn biệt thự lớn hay nhỏ, có thể dao động từ 0,9 đến 1,5 m. Trồng cây bo viền sẽ là yếu tố phân vị trong vườn. Còn nếu không, theo ý đồ của người thiết kế, bạn có thể không cần đến cây bo viền vẫn tạo được những ranh giới, chuyển giao một cách nhịp nhàng.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Những nguyên tắc thiết kế khu vườn theo phong thủy

Mỗi công trình kiến trúc trong vườn đều đem đến nguồn năng lượng riêng. Một số mẹo vặt sẽ khiến khu vườn của bạn thêm hoàn hảo.

thietkevuontheophongthuy

Cổng

Nên có kích thước cân xứng với ngôi nhà. Cổng nên mở hướng vào trong, cân đối để tạo sự hiếu khách. Không nên trồng nhiều dây leo vì chúng sẽ che khuất cổng nhà. Bảo quản cổng trong điều kiện tốt vì cửa kêu cót két hoặc gãy sẽ mang đến điều không may mắn.

Nên xây cột đá hai bên cổng. Cổng hướng Bắc, Đông và Đông Nam nên sơn màu đen. Cổng ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc nên sơn màu đỏ. Cổng màu trắng nên đặt ở hướng Tây, Bắc và Tây Bắc.

Lối đi

Không nên thiết kế theo dạng đường thẳng với những khúc cua nhọn. Trái lại, nên thiết kế lối đi theo dạng uốn khúc.

Đừng đặt những tấm đá lót đường đi hướng thẳng tới cửa chính.

Nên trồng hoa hai lối đi. Chúng vừa làm đẹp cho khu vườn, vừa tạo ra dương khí, đem đến vận may cho bạn.

Chọn vật liệu, kiểu dáng: Tránh những vật có bề mặt không bằng phẳng. Chọn chất liệu chắc, vững và dễ đi. Những lối đi bằng gạch nên được lát theo nhiều kiểu khác nhau: thẳng, liên tục hay gợn sóng…

Hàng rào

Không nên quá gần hoặc cao hơn ngôi nhà. Nếu điều này xảy ra sẽ tạo nên sự mất cân đối về năng lượng và là hướng vào nhà của âm khí.

Hàng rào nên có chiều cao đồng đều. Hãy cẩn thận với những hàng rào hoặc bức tường có hình dáng sắc, nhọn hướng vào trong hay ra ngoài nhà. Điều này tạo nên nguồn năng lượng không tốt.

Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Theo Dothi

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Sân vườn đẹp phong cách mosaic

Với vô số những màu sắc và kích cỡ khác nhau, nhờ vào bàn tay khéo léo của bạn, những viên sỏi, đá cuội xinh xắn sẽ giúp khu vườn trở nên bắt mắt hơn với những bức tranh nghệ thuật phong cách mosaic.
Để trang trí cho một khoảng sân nhỏ, bạn nên chọn cách sáng tạo với những đường nét vòng mang lại nét mềm mại cho không gian. Nếu mảnh sân nhà bạn rộng rãi và trồng những loại hoa nhiều màu sắc, bạn hãy gắn những viên sỏi thành họa tiết hoa văn để thêm nét ấn tượng và điểm nhấn nhẹ nhàng cho không gian.

Nếu bạn thích decor mảnh patio xinh xinh nhà mình theo cách này, hãy dùng gạch gốm vỡ để gắn theo hình xoắn ốc. Patio nhà bạn nhìn xa xa như dải ngân hà, tạo độ rộng và thoáng cho không gian trước nhà. Đặt một bộ bàn ghế nhỏ nhắn ở giữa khoảnh sân là bạn đã có một góc yên tĩnh và độc đáo để đọc sách mỗi sáng cuối tuần.
Với những mảnh sân nhỏ, bạn khéo léo tạo nên một khoảng không gian thiết kế theo hình xoắn ốc với những ý tưởng độc đáo và sáng tạo từ sỏi. Đặt những chậu cây xung quanh để thiên nhiên luôn ngập tràn và khoe sắc trong căn nhà của bạn.

Gắn những viên sỏi trắng thành hình một ngôi sao, xung quanh là vòng tròn được gắn bằng sỏi đen làm trung tâm của lối vào khu vườn. Để hoàn thiện cho sân vườn, bạn có thể sử dụng gạch lát theo đường tròn, cách đặt gạch sáng tạo cùng sắc màu ấm áp cùng tone với màu tường đã mang đến sắc màu lãng mạn và dịu dàng cho không gian.
Những vật liệu sỏi, đá cuội quen thuộc nhưng với ý tưởng sáng tạo của bạn, lối đi trong vườn trở thành một vườn hoa đẹp ấn tượng và bắt mắt. Không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang đến nét riêng cá tính cho khu vườn nhà bạn.

Sử dụng đá cuội để tạo nên một “chiếc thảm” đáng yêu ngay trong vườn là gợi ý thú vị làm mới góc nhỏ ngoài trời. Mặt sàn của patio được láng bằng ximăng đơn giản, tiếp đó bạn sẽ gắn những viên đá cuội theo những hình hoa văn yêu thích, kiểu thiết kế đơn giản này mang đến cho không gian ngoài trời một chiếc thảm đơn giản mà đẹp mắt.
Tất cả những vật liệu như gach, sỏi, đá cuội, gốm vỡ… đều được “huy động” để tạo nên những ô vuông ngẫu hứng. Lối đi trong vườn sẽ đẹp cổ kính và rêu phong với cách sáng tạo khéo léo này.

Từng bông hoa sỏi vàng nở rộn ràng khắp con đường trong vườn. Những chậu hoa rực rỡ đặt trên chiếc thảm với họa tiết màu đen pha trộn với màu cát tạo nên khung cảnh lãng mạn và tràn đầy sắc màu tươi vui cho ngoại cảnh.

Điều gì "thúc" huệ tây trổ bông?

Đang là mùa huệ tây trổ bông nên chắc hẳn mọi người cũng muốn tìm hiểu thêm về loài hoa này.

Trước đây, lan huệ không được ưa chuộng bằng những loài hoa khác vì ở VN chúng không đa dạng sắc màu cho nên chúng được sống tự nhiên, lúc nào muốn trổ bông thì trổ.  Giờ đây khi con số những người yêu thích loài hoa này ngày càng tăng thì mọi người lại muốn "điều khiển" lan huệ cho chúng trổ bông theo ý muốn của mình thay vì phải ngồi nhìn một đám lá màu xanh quanh năm suốt tháng.
Điều gì thực sự thúc đẩy lan huệ trổ bông?
"Dân chơi huệ ở VN" chúng ta "ép" lan huệ trổ bông theo vài cách, hoặc là "nhổ lên-phơi nắng-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-phơi chỗ mát đợi lên vòi bông-trồng xuống", hoặc là "nhổ lên-cắt lá và rễ-cho ngủ tủ lạnh-trồng xuống". Mỗi cách làm đều có thể mang lại kết quả nhất định, nhưng có lẽ chúng ta chưa hiểu hết một cách chính xác vì sao những cách "ép" huệ như vậy lại khiến huệ trổ bông?

Một số người cho rằng khi bị nhổ ra khỏi đất thì củ huệ bắt buộc vì lý do bảo tồn nòi giống, nó phải trổ bông nên không cần làm thêm gì nữa. Theo thông tin tham khảo, việc cây cối khi bị đe dọa cuộc sống, thường có phản ứng "tự vệ" bằng cách lập tức trổ bông (bloom on emergency). Vì vậy người ta thường ứng dụng phản ứng này để ép một số loài cây trổ bông, ra trái. Nhưng đối với lan huệ thì chuyện này không xảy ra bởi lẽ vòi bông trong củ huệ đã được hình thành từ 18 tháng trước khi trổ ra ngoài. Như vậy việc chúng ta nhổ bật gốc rễ của nó không phải là làm cho nó "sợ" để phải trổ bông tức thì. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)
Việc chúng ta nhổ lan huệ lên rồi cắt hết rễ và lá của nó, chủ yếu là ép cho củ huệ không tăng trưởng nữa. Quan sát trong tự nhiên, người ta thấy cây lan huệ phát triển theo chu kỳ, và đến một giai đoạn nào đó trong chu kỳ nó ngừng phát triển rễ và lá (dormancy), để dồn dinh dưỡng đẩy những vòi bông đã có sẵn trong củ ra ngoài và trổ bông. (Tài liệu tham khảo thêm tại đây.)

Thời gian lan huệ ngừng phát triển thường rơi vào mùa mà khí hậu bên ngoài xuống thấp, ánh sáng mặt trời yếu. Đến lúc ấy, lan huệ "hiểu" rằng không nên phát triển rễ và lá nữa mà nên đẩy vòi bông ra ngoài đợi đến khi thời tiết ấm áp hơn để trổ bông.

Các công ty kinh doanh lan huệ hàng đầu trên thế giới đã "nắm" được quy luật ấy của lan huệ nên họ thường thực hiện những công đoạn xử lý tương tự thiên nhiên bằng cách hạ nhiệt độ và giảm ánh sáng làm cho lan huệ "nghĩ" rằng đã vào mùa đông để ra sức "đẩy" vòi bông ra ngoài.

Và những người nghiên cứu về lan huệ có uy tín đã đi đến kết luận rằng: chính nhiệt độ và ánh sáng đã thúc lan huệ trổ bông. (Xem tài liệu tham khảo đã dẫn). Riêng tôi nghĩ rằng, đối với những người trồng lan huệ ở xứ nóng quanh năm, ánh sáng chan hòa thì việc "ép" huệ trổ bông bằng cách "ngủ tủ lạnh" là hoàn toàn cần thiết.

Trồng huệ và ép huệ trổ bông

Tháng Tư về vườn nhà đầy sắc đỏ của hoa Huệ Tây - Tháng 4 mùa của Huệ Tây ( hoa loa kèn)
Trước giờ ở VN hoa lan huệ (Amaryllis hoặc Hippeastrum) chỉ có một màu đỏ là nhiều nhưng không mấy người chú ý bởi vì quanh năm suốt tháng nó chỉ có độc một màu lá xanh biếc.
Hoa lan huệ chỉ trổ bông mỗi năm một lần, có khi đôi lần nhưng không nhiều cây được như thế.
Người VN thường để huệ tự sinh tự dưỡng ở bờ rào góc vườn, không trân trọng cho lắm. Chúng là loại cây dễ sống và cũng nhảy cây con rất nhiều, mỗi năm tùy theo củ có thể nhảy thêm từ 1-5 cây con.
Vì dễ tính như vậy nên huệ bị bỏ bê mãi cho đến vài năm trở lại đây khi Maichieuthuy giới thiệu về lan huệ trên một trang web hoa kiểng. Từ bấy đến giờ người yêu thích lan huệ cứ tăng dần và nhiều giống huệ có màu khác hơn màu đỏ được mọi người săn lùng. Và cũng đã có nhiều người bắt đầu học tập quy trình ép lan huệ trổ bông vào những dịp năm mới vì huệ có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn.



Trồng củ huệ đúng bài bản nhất là chỉ chôn 2/3 củ xuống đất thôi. Chất trồng phù hợp với huệ trồng chậu là loại không có đất (soilless) vì tự thân củ huệ đã tích trữ được khá nhiều nước trong các bẹ lá của nó; nếu chất trồng không thoát nước tốt sẽ dễ gây tổn hại đến củ huệ. Kinh nghiệm cho thấy nếu chất trồng thông thoáng, huệ sẽ ra rất nhiều rễ và lá và đến khi trổ bông thường cho nhiều vòi hoa cùng lúc.
Theo lý thuyết tổng hợp thì vòi hoa được hình thành bên trong các bẹ lá của củ huệ ít nhất 18 tháng trước khi nó nhô ra ngoài và trổ bông. Vì vậy cần phải nuôi dưỡng củ huệ thật tốt quanh năm để đến lúc ép bông sẽ có được vòi bông như ý.



Đã có nhiều "phiên bản ép huệ" kể từ khi Maichieuthuy giới thiệu loại hoa dân dã này trên cộng đồng mạng và hầu như phiên bản nào cũng đạt được kết quả tương đối tốt.
Điều mong muốn chủ quan của người ép huệ trổ bông là làm sao cho củ huệ trổ bông vào đúng dịp người ta muốn nó trổ. Muốn vậy phải biết lựa chọn đúng củ huệ có "tiềm năng trổ bông". Đó là những củ huệ khỏe mạnh, không nhất thiết phải to theo một kích cỡ nhất định, nhưng là củ huệ không bị bịnh tật gì trong suốt mùa sinh trưởng vừa qua, có được ít nhất 6 lá trưởng thành trở lên và quyết định nhứt là củ huệ đó đã không trổ bông ít nhất là 8 tháng liền kề trước đó. Củ huệ chắc chắn sẽ ra bông là củ huệ mà người ép đã trực tiếp trồng và chăm sóc tháng 8 tháng trở lên.