Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Cây Dương Xỉ trong nội thất nhà

Theo nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 12 lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do các hóa chất từ sơn tường, dầu bóng, keo dán, đồ nội thất, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng và thậm chí nước máy. Những hợp chất này sẽ phát tán vào không khí và có thể gây ảnh hưởng tới những người trong nhà.
 
Cây Dương Xỉ

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà và nơi làm việc bao gồm: cây thường xuân, những loại cây có lá sáp và cây thuộc họ dương xỉ.



Những cây dương xỉ có thể là một trong những nhóm cây già nhất. Người ta đã tìm thấy một số cây hoá thạch từ thời tiền sử. Lá lược cứng của Boston uốn cong ra, ngả xuống như tuổi của chúng. Nó tăng trưởng về lá vì không có hoa. Tốt nhất là để nó trong rỏ treo hoặc đặt lên bệ đôn. Cũng giống cây nội thất, loại dương xỉ Boston cần được chăm sóc. Nó phải được phun ẩm thường xuyên và tưới nước nếu không thì lá nhanh bị cháy và rụng. Trong số những cây được thí nghiệm, nó là cây tốt nhất khử ô nhiễm không khí đặc biệt là forrmaldehiut và cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà, Cây này có thể đặt trong tình trạng bán sáng hoặc bóng râm.

Nếu bạn thấy bài viết này có ích , hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Cây cảnh - xử lý ô nhiễm nhà bạn

Như các bạn đã biết, ngoài tác dụng trang trí, một số loại cây cảnh còn có tác dụng lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống…với tác dụng của từng loại cây, có thể tự làm sạch được không khí trong nhà, lọc được độc chất, làm sạch không khí.
Các nhà khoa học nhận thấy một số loài thực vật có thể giúp chúng ta làm giảm nồng độ ozone trong không khí. Lá của cây hấp thụ các khí độc rồi chuyển chúng xuống rễ -nơi chất độc sẽ bị biến thành thức ăn. Ba loài thực vật đáng chú ý là cây rắn, hoàng tâm diệp (hay cây lá tim vàng) và cây nhện. Chúng dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có nhiều lá và hấp thụ lượng chất độc lớn.

Hoàng tâm diệp (Trầu bà, Vạn niên thanh ) là một trong những loại cây hấp thụ mạnh khí ozone


Một số loại cây khác cũng có tác dụng lọc khí độc như: Bạch diệp,Vạn niên thanh, Cau tre, Thiết mộc lan, Sanh, Cúc đồng tiền, Cúc hoa trắng, Đa cao su, Chà là cảnh, Cau vàng, Hoàng thảo, Hồ điệp.
Kim Ngân
 Ngũ Gia Bì
 Thiết Mộc Lan

 Lan Ý
 Hồng Môn
Cau cảnh
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy rằng trồng cây cảnh trong nhà có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn vì cây cảnh có thể hấp thụ được không khí ô nhiễm trong căn nhà của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu đã liệt kê những cây cảnh thích hợp để trồng trong nhà và nơi làm việc bao gồm: cây thường xuân, những loại cây có lá sáp và cây thuộc họ dương xỉ.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2002, các chất ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta. WHO cho biết mỗi năm có hơn 1,6 triệu người chết liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà.

Theo nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 12 lần so với mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà là do các hóa chất từ sơn tường, dầu bóng, keo dán, đồ nội thất, quần áo, dung môi, vật liệu xây dựng và thậm chí nước máy. Những hợp chất này sẽ phát tán vào không khí và có thể gây ảnh hưởng tới những người trong nhà.

Các nhà khoa học, thuộc Trường Đại học Georgia - Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của một số loại cây cảnh trong việc giảm các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm 28 loài thực vật phổ biến được trồng làm cảnh trong nhà về khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm dễ bay hơi năm trong nhà.
Trong những loài được thử nghiệm, thì những loại cây như cây thường xuân, cây có lá sáp và cây dương sỉ được đánh giá là có khả năng hấp thụ tốt nhất đối với các chất ô nhiễm không khí trong nhà và ở công sở.

Tiến sĩ Stanley Kays, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho rằng một số cây cảnh trồng trong nhà có khả năng loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc đặt cây cảnh trong nhà có thể làm giảm căng thẳng, tăng hiệu suất làm việc và làm giảm các triệu chứng của sức khỏe kém.

"Các hợp chất dễ bay hơi được thử nghiệm trong nghiên cứu này là những chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đối với những người hàng ngày phải tiếp xúc với chúng", TS Stanley Kays cho biết.

"Việc trồng cây cảnh trong nhà không chỉ có lợi cho sức khỏe của chúng ta, mà còn có những tác động tích cực đối với ngành công nghiệp cây cảnh vì điều này làm tăng nhu cầu sử dụng cây cảnh trong nhà"

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Cau Tre - Cây cảnh Nội thất

Đặt trước cửa nhà, sân vườn: Cau tre (chamaedorea seifrizii, họ cau, gốc Hawaii) giải phóng các khí trichorethylen, tolouen và khí bốc từ quần áo còn ẩm vừa ủi xong. Có thể đặt một chậu nhỏ nơi có tủ quần áo. Hoặc đặt hai bên cửa vào phòng khách.

Cau là một trong những cây họ cọ đẹp nhất. Nó chịu được môi trường trong nhà, thải ra một lượng lớn độ ẩm vào không khí, khử độc hoá học và trông cũng rất đẹp. Cau luôn được xếp hạng là cây nội thất tốt nhất khử độc không khí trong nhà. Cây này có thể được trồng trong điều kiện bán sáng.





Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Cách trồng và chăm sóc chậu cảnh - Hoa Hồng Môn

Hồng môn là một loại cây khá quen thuộc với người Việt Nam vì khá dễ trồng. Cây hồng môn có thể trồng trong chậu cảnh như cây cảnh cũng có thể trồng để lấy hoa. Hoa hồng môn có màu sắc khá phong phú: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt…Sau đây là cách trồng và chăm sóc chậu cảnh hồng môn để có những chậu hồng môn đẹp như ý!     



1. Nhiệt độ và ánh sáng thích hợp
Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15 độ cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.

2. Nhân giống
Có nhiều phương pháp để nhân giống như gieo hạt, tách chiêt hoặc nuôi cấy mô. Phương pháp thường dùng là tách bụi, cây mẹ thường đã được trồng từ 4 năm trở lên. Cây con mọc bên cây mẹ cũng phải có 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc. Sau đó dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển hơn rồi mới trồng vào chậu.

3. Đất trồng

Trồng cây hồng môn trước hết chúng ta phải chuẩn bị đất trồng. Đất trồng gồm 2 phần trấu hun và 1 phần đất phù sa để tạo độ tơi xốp và giúp cho chậu cảnh có khả năng thoát nước tốt. Sau khi đã đặt cây vào trong chậu cảnh thì cần đặt cây ở nơi râm mát để cây không bị héo.

4. Tưới nước

Sau khi trồng cây thì các bạn nên tưới nước vào gốc khoảng 1-2 ngày một lần. Không nên tưới quá nhiều để tránh úng cây cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh.

5. Bón phân

Khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được 10-15 ngày cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 50-60 ngày các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình.

Khi đưa cây vào trong nhà, các bạn nên chọn nơi đặt cây phù hợp để cây phát triển bình thường. Các bạn có thể đặt chậu cảnh hồng môn ở ban công không có ánh sáng trực tiếp hoặc ở gần cửa sổ để cây phát triển.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Những loại hoa Hồng Môn

Một chậu hoa hồng môn chưng trong nhà bày tỏ sự nhiệt tình, hiếu khách. Ngoài ra loài hoa này được tặng cho người khác còn nói lên một tình cảm chân thành, nồng ấm, sự thanh lịch, tao nhã.



Hồng môn, còn được gọi là Trái tim của Hawaii (Heart of Hawaii), Hoa Hồng Hạc (Flamingo Flower), Painted Tongue... Còn theo tiếng Hy Lạp thì hoa hồng môn có nghĩa là "hoa đuôi" - tail flower.

Hồng Môn được trưng trong nhà, văn phòng với chiếc bình thủy tinh và dung dịch thủy canh.



Màu sắc thường thấy của hoa là màu hồng, đỏ tươi (Hồng môn); ngoài ra còn có màu xanh (Lục môn), màu đỏ bầm (Huyết môn); màu trắng (Bạch Môn).... Hoa có hình dạng trái tim, nên cũng là một loại hoa được đôi lứa yêu nhau gửi trao. Dù mang màu gì : đỏ thắm nhiệt tình nồng ấm, màu xanh tràn đầy hy  vọng, hay màu trắng của sự thuần khiết. Trái tim này sẽ mãi mãi thuộc về em (anh).
Trên thế giới có tới 600 loại hoa Hông Môn. Cùng ngắm nhìn những hình ảnh của những loại Hồng Môn thường gặp nhé:












Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Cách làm cho Thiết Mộc Lan ra hoa

Thiết Mộc Lan ít  thấy ra hoa, có người trồng mấy năm không thấy ra hoa. Và có người cho rằng, Thiết Mộc Lan nở hoa báo hiệu điềm lành. Vì vậy, mình có tìm hiểu được cách làm cho Thiết Mộc Lan ra hoa, bạn tham khảo nhé:



Cách thực hiện như sau:

- Cây phải trồng trong chậu .

- Đưa chậu cây ra phơi nắng cả ngày. tuyệt đối không được tưới nước trong ngày.

- Cuối ngày (18:30 - 19:30 ) bạn lấy vài cục nước đá để vào chậu cây cách gốc từ 10cm - 15cm.

- Làm liên tục đến khi thấy cuống hoa xuất hiện và dài khoảng 10cm . lúc này chúng ta có thể tưới nước trở lại bình thường, lúc này cây cần nước và ít nắng trong ngày , do đó không để thiếu nước được. Hoa mọc theo hình tháp, khi hoa bắt đầu nở bạn sẽ thấy rất nhiều ong đến . Để giữ hoa lâu tàn bạn nên treo một bao vải chứa chất diệt côn trùng & nhớt cũ của xe gần hoa . bình thường một hoa có thể sống khoảng 2 tháng ! Nếu bạn muốn hoa nở vào Tết Nguyên đán thì chúng ta phải chuẩn bị từ tết dương lịch .
Chúc bạn thành công !

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Cây Hồng Môn - cây xanh nội thất

Cây Hồng Môn hay có tên khác là Vỹ Hoa đỏ, Buồm đỏ
Tên khoa học: Anthurium andreanum
Tên tiếng Anh: Flamingo plantTail flower
Họ thực vật: Araceae (Ráy).
Nguồn gốc xuất xứ: Colombia.
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp.
Tên khoa học: Anthurium andraenum Lind

Đặc điểm hình thái: 
 
Thân, Tán, Lá: Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá mùa xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt

Hoa, Qủa, Hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt, nạc. Qủa mọng


Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.

Phù hợp với: Cây chịu bóng bán phần thích hợp trồng cây nội thất. Nhân giống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước trung bình, ưa khí hậu mát ẩm.

Giới thiệu chung về Cây Hồng môn:
+.       Nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, cây nguyên thủy có trên 500 loài, nhưng chỉ có khoảng 10 loài là có giá trị kinh tế.
+.       Là cây sống lâu năm, rễ chùm, thân ngầm, từ thân mọc ra cuống lá dài và bản lá to hình trái tim, cây cao từ 1~2 m., mỗi năm cho 3~4 lá.
+.       Cấu tạo hoa gồm một cuống hoa dài, trên đó có một bản to hình trái tim (Spathe), có thể có màu đỏ, cam, trắng… , ở đỉnh cuống hoa mọc ra một trụ dài (spadix), trên đó đính các hoa thật, rất nhỏ.
+.       Cây gieo từ hạt sau 4 năm mới có hoa, còn cây tách chiết cũng phải sau 2~3 năm mới cho hoa. Khi tới tuổi trưởng thành, dưới mỗi nách lá sẽ cho một hoa. Sự hình thành mầm hoa không liên quan đến quang kỳ, hoa thường nở vào tháng 5~7, khoảng cách mỗi đợt hoa là 2,5 tháng. Mỗi năm có thể cho khoảng 4 lần hoa.
+.       Cây ưa mát và độ ẩm cao, ẩm độ thích hợp 70~80%, ẩm độ quá thấp, màu lá không tốt, ẩm độ quá cao, dễ phát sinh bệnh. nhiệt độ thích hợp từ 18~20oC, nhiệt độ thấp hơn 15oC, cây phát triển kém, nhiệt độ cao hơn 30oC, lá cây vàng và có thể chết.
+.       Không chịu được ánh nắng trực tiếp, ở ánh nắng trực tiếp, lá bị cháy. ánh sáng thích hợp là 50% hoặc thấp hơn.

Lưu ý: Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột. Nhà có trẻ em không nên để trong nhà.