Trong thiết kế sân vườn theo quan niệm phong thủy
cũng vậy, việc bố cục cây cối, lối đi, cổng tường rào, mặt nước, vật
liệu, cũng phải canh theo ngũ hành để tạo vận khí tốt, đem lại may mắn
cho chủ nhân.
Ngôi nhà làm xong, thảnh thơi nhìn lại
thấy thật bình yên khi ta biết chọn mình làm chủ thể để sống an nhiên
giữa không gian cư ngụ được sắp xếp cho chính mình, để xung quanh cùng
an hòa với mình.
Theo phong thủy, cách bố trí mỗi không
gian ở và làm việc đều phải dựa theo ngũ hành để tạo chu kỳ tương sinh (
Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa
)đồng thời tránh được chu kỳ tương (Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy
khắc hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc).
An cư mới lạc nghiệp
Chỉ cần nơi cư ngụ yên ổn, thế là đủ,
chuyện rộng rãi hoành tráng hay tiện nghi cao cấp nằm ở mức độ đầu tư
nhiều hay ít, bao người xây nhà lâu nay vẫn chỉ mong được một tiếng An
Cư. Nhưng bàn về chữ An trong nhà ở quả thật vô chừng, chỉ biết chắc
rằng cha ông ta trước nay không hề đi tìm kiếm chữ An ở các giá trị vật
chất đơn thuần theo kiểu tòa ngang dãy dọc, kín cổng cao tường, mà chủ
yếu thể hiện qua các ứng xử với thiên nhiên và con người.
An cư để an hưởng, thiên về Tĩnh. Vì
thế, ngôi nhà xưa chỉ được tính là chốn an cư khi nằm trong mối quan hệ
tổng thể, thiên nhiên được sử dụng quay vòng và khép kín. Ta ở đâu thì
tiểu vũ trụ ở đó, hai bên Long – Hổ, hai mặt Tiền – Hậu đều lấy tâm điểm
– Trung Cung là ta, hỗ trợ cho ta trong cái hình thế chung của cả xóm
cả làng, thật tĩnh tại mà cũng thật linh động.
An khang cho mình – cho người
Cuộc sống càng hiện đại, công nghệ càng phát triển bao nhiêu thì con người lại càng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên bấy nhiêu, đơn giản bởi họ muốn tìm cho mình sự nhẹ nhõm, thư thái sau những áp lực của cuộc sống.Có lẽ chính vì lý do đó mà những thiết kế sân vườn càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại. Một góc vườn trước nhà bên cạnh lối đi, dưới cầu thang hay góc nhà… có thể đem đến một chút hơi thở của thiên nhiên, tạo không gian thư giãn tinh tế.
Lời chúc an khang thịnh vượng đầu năm
mới cũng là mong cho người yên vui khỏe mạnh, nhà an toàn và phát triển.
Nếp nhà xưa chỉ với mấy “hàng giậu mùng tơi xanh rờn” đủ để giảm những
bước chân trực diện, nhưng vẫn đủ thấp để ánh mắt láng giềng quyến luyến
nhau. Khung cảnh hữu tình, đường nét sắp xếp uốn lượn theo kiểu “đường
vô xứ Nghệ” mới chính là cái lý phong thủy của tiền nhân. Bởi thế mà
khách nào trước khi vào nhà đều phải qua sân, đến hồ bán nguyệt hay tấm
bình phong xây gạch mà có khi đơn giản chỉ là khóm hoa cát tường, bụi
cây phát tài, rồi gặp ba bậc thềm nối liền vào hàng hiên. Vùng Dương
chói lòa của nắng gió xứ nhiệt đới được làm dịu xuống nhờ khoảng đệm hữu
tình ấy, trước khi vào vùng Âm mờ ảo bên trong – một cách xử lý đơn
giản mà khéo léo trong nếp nhà xưa.
Sẽ thật tuyệt vời nếu như khu vườn nhà
bạn có một dòng suối nhỏ hay một hồ nước xinh xinh, đó là sẽ nguồn cung
cấp độ ẩm cho cây xanh phát triển. Ngoài cây cỏ, còn có thể đặt vào hồ
những vòi phun nước, những bức tượng, vài tảng đá… và thả vào đó những
chú cá cảnh nhỏ.
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà được
coi điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ờ sân vườn.
Dạng tiểu cảnh có đủ núi non, cây cối, thác nước… chính là biểu tượng vũ
trụ quan thu nhỏ theo quan niệm Á Đông chứ không đơn thuần là trang trí
Thời đô thị hóa, nhà ống phân lô hay
chung cư ngất trời, chữ An ở đâu? Vẫn đủ cả, chỉ khác biệt về cung cách
thể hiện, mà khởi nguồn không thể bỏ qua quan điểm chung cho mỗi gia chủ
và người làm nhà. Thiết kế kiến trúc, nội thất,
hay xếp đặt… đều “vẽ” nên phần chưa hiển hiện cho đến lúc gia chủ dọn
vào cư ngụ, một chữ An không chỉ cho ngôi nhà mà cho các thành viên
trong đó.
Theo dothi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét